image banner
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của luật sư
trong quá trình tham gia tố tụng

Căn cứ hướng dẫn tại văn bản số 4499/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 14/11/2022 của Bộ Tư pháp đối với hành vi vi phạm của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng là xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án quy định tại: Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 ngày 18/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng (khoản 3, khoản 5 Điều 15 và khoản 3, khoản 5 Điều 21), Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự, phá sản (điểm c khoản 6 Điều 6);

Ngày 14/12/2022, Sở Tư pháp đã ban hành văn bản số 2562/STP-QLXLVPHC&TDTHPL gửi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong khi phối hợp, thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm nêu trên của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng lưu ý thực hiện như sau:

1.                  Về nguyên tắc áp dụng pháp luật

Theo quy định của khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khi các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn; do đó, khi xử lý hành vi nêu trên thì cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét áp dụng quy định của khoản 3, khoản 5 Điều 15; khoản 3, khoản 5 Điều 21 Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 ngày 18/8/2022 để xử lý.

2. Về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

a) Khi phát hiện luật sư có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án, thì cơ quan, người có thẩm quyền phải căn cứ quy định của Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 ngày 18/8/2022 về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để xử lý, không áp dụng quy định của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP. Trong trường hợp này, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp; Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp sẽ không có thẩm quyền xử phạt mà chỉ có một số chức danh của Tòa án nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm… quy định tại Pháp lệnh số 02/82022/UBTVQH15 mới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

b) Trong quá trình phối hợp, lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm nêu trên của luật sư, để xác định thẩm quyền của người lập biên bản vi phạm hành chính thì phải thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 43 Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15./.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
  image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0