Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác xử phạt vi phạm
hành chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Nhằm
thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố kịp thời, thống
nhất, đảm bảo các quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ
sung năm 2020) và các văn bản hướng dẫn thi hành của Trung ương và Ủy ban nhân
dân thành phố về xử phạt vi phạm hành chính;
tăng
cường, nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thành
phố;
Ngày
28/4/2023, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Công văn số 949/UBND-NCKTGS về
việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trên địa
bàn thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các quận, huyện nghiêm túc thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, tiếp tục tổ chức quán triệt việc thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Quyết định số 07/2023/QĐ-UBND ngày
15/02/2023 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế phối hợp thực hiện quản
lý Nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên
địa bàn thành phố Hải Phòng (sau đây gọi là Quy chế). Tăng cường tuyên truyền,
tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính.
Thứ hai, chủ động, phối hợp
giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, người có thẩm quyền xử phạt; cơ quan, đơn
vị cấp trên trực tiếp phụ trách trong việc trao đổi thông tin nghiệp vụ, xây dựng
và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nhằm tổ chức thi hành, tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh khi thực hiện xử phạt vi phạm hành chính.
Thứ ba, thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính định kỳ 01 năm theo đúng mẫu đề cương báo cáo,
các biểu mẫu số liệu báo cáo ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BTP ngày
16/01/2023 của Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính; quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế và hướng dẫn của
Sở Tư pháp.
Thứ tư, về việc phát hiện, giải quyết, xử lý vi
phạm hành chính:
(i)
Kịp thời phát hiện và giải quyết, xử lý triệt để các vụ việc vi phạm hành chính
theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biểu mẫu, quy định của Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số
118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan.
(ii)
Đối với hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính của Chủ tịch/Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố (được giao quyền):
-
Ủy quyền cho người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành
phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện (hoặc cấp phó được phân công phụ
trách cơ quan, địa phương); Giao Thủ trưởng cơ quan Trung ương được tổ chức
theo ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố (hoặc cấp phó được giao phân công phụ
trách đơn vị) tiến hành tổ chức phiên giải trình trực tiếp; lập Biên bản phiên
giải trình trực tiếp, Biên bản xác minh thông tin về tiền, tài sản của cá
nhân/tổ chức bị cưỡng chế theo quy định. Mẫu biên bản được thực hiện theo đúng
mẫu Biên bản số 03, 09 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày
23/12/2021 của Chính phủ.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu nghiêm túc phối
hợp giải quyết, kiểm tra hồ sơ vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 12 Quy
chế, cụ thể:
+
Người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân quận, huyện (hoặc cấp phó được phân công phụ trách cơ quan, địa
phương); Thủ trưởng cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa
bàn thành phố (hoặc cấp phó được giao phân công phụ trách đơn vị) tiến hành lập
Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo nội dung tại
văn bản số 3468/UBND-NCKTGS ngày 24/5/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố.
+
Lập danh mục văn bản, tài liệu có trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính kèm
theo hồ sơ trình Chủ tịch/Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố (được giao quyền)
để ban hành quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính; chuyển Sở Tư pháp để
kiểm tra, đánh giá. Sau khi trình/chuyển hồ sơ xử phạt, nếu phát sinh tài liệu
liên quan phải lập tức gửi Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Tư pháp.
Thứ năm, chú trọng đẩy mạnh công tác kiểm tra, tự
kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp
luật.
Thứ sáu, tiếp tục quan tâm đảm bảo các điều kiện thi hành pháp
luật xử lý vi phạm hành chính.
Bên
cạnh đó, tại Công văn này, Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Tư pháp chủ trì:
-
Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố việc
triển khai và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị và địa
phương.
- Chủ trì, phối hợp với các
ngành, đơn vị, địa phương có liên quan triển khai xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu
quốc gia về xử lý vi phạm hành chính sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.