image banner
Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21/06/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 28/01/2023 về việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ;

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành: Quyết định số 195/QĐ-UBND ngày 19/01/2023 về việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023; Công văn số 304/UBND-NCKTGS ngày 14/02/2023 về việc bổ sung lĩnh vực trọng tâm, liên ngành theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 và tổ chức triển khai thực hiện để triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố; theo đó, trong năm 2023, xác định lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật trọng tâm, liên ngành và phân công các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp, cụ thể như sau:

- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về giá (phạm vi theo dõi: Về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu);

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

+ Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo đảm an sinh xã hội (phạm vi theo dõi: Về lao động, việc làm).

+ Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

+ Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật liên quan đến cưỡng chế thực hiện Quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố.

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

+ Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực nội vụ (theo Công văn số 4041/UBND-KSTTHC ngày 15/6/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Quyết định số 285/QĐ-BNV ngày 05/4/2022 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ).

+ Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

+ Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Cũng theo Quyết định số 195/QĐ-UBND ngày 28/01/2023 thì ngoài lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 của thành phố, các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế quản lý và lĩnh vực trọng tâm của Bộ, ngành mình, chủ động ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật và tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ và nội dung theo quy định.

Để việc thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả, tại các văn bản nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và cơ quan liên quan phối hợp, triển khai các hoạt động theo dõi; một số hoạt động cụ thể như:

- Trên cơ sở danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật của thành phố có liên quan đến lĩnh vực trọng tâm, liên ngành, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng danh mục và thực hiện kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực theo dõi trọng tâm, liên ngành của thành phố.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động thu thập, tiếp nhận thông tin, kiểm tra, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 tại các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật và hạn chế, bất cập của văn bản pháp luật. Qua đó, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành của thành phố theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Điều 5 Thông tư số 04/2021/TT-BTP thông qua phiếu khảo sát, hội thảo, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp và các hình thức phù hợp khác.

- Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành với sự tham gia của đại diện các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện có liên quan kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành; triển khai thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, khoản 4 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP, Điều 4 Thông tư số 04/2021/TT-BTP.

Chi tiết xem tại file đính kèm.

Tài liệu đính kèm:

- Quyết định số 195/QĐ-UBND ngày 19/01/2023;

- Công văn số 304/UBND-NCKTGS ngày 14/02/2023;

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
  image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0