Chức năng nhiệm vụ của phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật
Chức năng nhiệm vụ của phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật
a. Chức năng:
Phòng
Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật có
chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc Sở thực hiện quản lý công tác thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, công tác theo dõi thi hành
pháp luật, tham mưu, tư vấn, hướng dẫn áp dụng, thi hành pháp luật, hỗ
trợ pháp lý doanh nghiệp và các nhiệm vụ khác được Giám đốc Sở giao.
b. Nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Tham mưu
Giám đốc Sở về các dự thảo quyết định, chỉ thị, chương trình, kế hoạch và các
văn bản khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng. Phối hợp xây dựng các chương
trình, kế hoạch, quy hoạch 5 năm, hàng năm của Sở liên quan đến hoạt động của
phòng.
2. Tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án thuộc lĩnh
vực quản lý của Phòng đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
3. Thực hiện
chế độ thông tin, báo cáo theo quy định về các lĩnh vực công tác thuộc nhiệm
vụ, quyền hạn của phòng.
4. Về quản lý
công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành
pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại địa phương; đề xuất việc nghiên cứu, xử
lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo,
mâu thuẫn với nhau theo quy định của pháp luật.
- Phổ biến, tập huấn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương đối với các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Phòng Tư
pháp quận, huyện.
- Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý
của địa phương; xây dựng, quản lý các cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính
và tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư
pháp.
5. Về theo dõi thi hành pháp luật:
- Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân
thành phố ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp
luật trên địa bàn thành phố.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban
nhân dân quận, huyện trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành
pháp luật tại địa phương; đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố về việc xử lý
kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác theo dõi thi
hành pháp luật đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành
phố và Phòng Tư pháp quận, huyện.
- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực Tư pháp thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật ở địa phương và
kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành
pháp luật với Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tư pháp.
6. Công tác tham mưu, tư vấn, hướng dẫn việc áp dụng và thi hành
pháp luật:
- Tham mưu
việc áp dụng và thi hành pháp luật theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân
thành phố;
- Tư vấn,
hướng dẫn việc áp dụng và thi hành pháp luật theo đề nghị của các
Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành
phố.
7. Phối hợp với
các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các tổ chức đại diện doanh
nghiệp tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp.
8. Phối hợp với
Văn phòng Sở tham mưu với Giám đốc Sở về công tác tổ chức, biên chế, cán bộ của
Phòng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phối hợp với Văn phòng Sở quản lý tài sản,
cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Phòng theo chỉ đạo của Giám đốc Sở.
9. Phối hợp với
Văn phòng Sở và các đơn vị chức năng tổ chức các hội nghị, hội thảo, các cuộc
họp, buổi làm việc, tiếp khách… có nội dung liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn
của Phòng theo chỉ đạo của Giám đốc Sở.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, chỉ đạo của Giám
đốc Sở.