Xử lý hành vi vi phạm của người thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra; người thuộc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra
Xử lý hành vi vi phạm của người thuộc cơ quan, tổ chức,
đơn vị là đối tượng thanh tra; người thuộc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan và người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra
Ngày
30/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 08/6/2023 quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra; có hiệu lực thi hành
từ ngày 15/8/2023.
Nghị
định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thanh tra, bao gồm: Điều 38 về
Thanh tra viên; Điều 56 về thanh tra lại; Điều 60 về Đoàn thanh tra; Điều 79 về
công khai kết luận thanh tra; Điều 87 về trưng cầu giám định; Điều 90 về yêu cầu
tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; Điều 91 về thu hồi
tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do
hành vi trái pháp luật gây ra; Khoản 4 Điều 96 về thẩm quyền, trình tự, thủ tục
giải quyết kiến nghị về nội dung trong kết luận thanh tra và kiến nghị, phản
ánh về hoạt động thanh tra; Điều 105 về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện kết luận thanh tra; Khoản 3 Điều 106 về xử lý vi phạm trong thực hiện kết
luận thanh tra. Các biện pháp thi hành Luật Thanh tra, bao gồm: Thẩm quyền,
trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Thanh tra viên; trang phục, thẻ thanh
tra; chế độ, chính sách, phụ cấp và chế độ đặc thù đối với Thanh tra viên; tổ
chức và hoạt động thanh tra nội bộ.
Đối
với việc xử lý vi phạm trong thực hiện Kết luận thanh tra đã được Nghị định số
43/2023/NĐ-CP quy định cụ thể tại Điều 64, Điều 65. Theo đó, việc xử lý hành vi
vi phạm được phân thành 02 nhóm cụ thể:
Thứ nhất, xử
lý hành vi vi phạm của người thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh
tra; người thuộc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan:
(1.1)
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người có hành vi vi phạm phải bị xử lý kỷ
luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm đối
với cán bộ; khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc
thôi việc đối với công chức; khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc đối
với viên chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại
thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật khi có hành vi sau:
a)
Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra hoặc thực
hiện không đầy đủ trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận
thanh tra;
b)
Không kiến nghị biện pháp xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân
có vi phạm trong việc thực hiện kết luận thanh tra;
c)
Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm của
mình được ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
(1.2)
Người có hành vi vi phạm nêu tại một trong các điểm a, b hoặc c Mục (1.1) không
phải là cán bộ, công chức, viên chức thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt
vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp
luật.
Thứ hai, xử
lý hành vi vi phạm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng
thanh tra:
Người
đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra là cán bộ, công
chức, viên chức mà có hành vi vi phạm thì bị xử lý kỷ luật theo các hình thức
sau đây:
(2.1)
Bị kỷ luật khiển trách khi có một trong các hành vi sau:
a)
Không chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị,
quyết định xử lý về thanh tra;
b)
Không yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý sai phạm
hoặc thực hiện quyết định, yêu cầu, kiến nghị của người ban hành kết luận thanh
tra;
c)
Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ
đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
(2.2) Người có hành vi vi phạm nêu tại một trong các điểm
a, b hoặc c Mục (2.1) gây hậu quả nghiêm trọng thì tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm đối với cán bộ;
cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc đối với công chức;
cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc đối với viên chức hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật.
(2.3) Người có hành vi vi phạm nêu tại một trong
các điểm a, b hoặc c của Mục (2.1) không phải là cán bộ, công chức, viên chức
thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật.